Tội lừa dối khách hàng thuộc nhóm tội phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại thuộc chương XVIII các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Đặc điểm Tội lừa dối khách hàng người nào trong việc mua bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà cân đong đo đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối thuộc các trường hợp đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm và thu lợi bất chính từ 5 triệu đến dưới 50 triệu.
Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội này được quy định là hành vi lừa dối khách hàng. Đây là hành vi của người bán hàng hoặc người cung cấp dịch vụ đối với khách hàng và được thực hiện bằng một trong các thủ đoạn sau:
![]() |
Ảnh chỉ có tính chất minh họa |
Cân, đong, đo, đếm gian dối: Đây là thủ đoạn lợi dụng sự sơ hở của khách hàng hoặc chuẩn bị các dụng cụ đo lường từ trước để cân, đong, đo, đếm thiếu cho khách hàng.
Tính gian: Đây là thủ đoạn khi mua bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ đã tính tiền không đúng để lấy của khách hàng nhiều hơn số tiền đáng lẽ họ phải trả.
Dùng thủ đoạn gian dối khác: đây là thủ đoạn gian dối ngoài các thủ đoạn kể trên và có khả năng lừa dối được khách hàng gây thiệt hại cho họ.
Hành vi lừa dối khách hàng chỉ bị coi là tội phạm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
+ Thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng trở lên.
Dấu hiệu mặt chủ quan của tôi phạm
Lỗi của người phạm tội được quy định là lỗi cố ý.
Hình phạt đối với tội lừa dối khách hàng:
Tội lừa dối khách hàng được quy định với 02 khung hình phạt chính và 01 hình phạt bổ sung.
Khoản 1 có mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Khoản 2 có mức phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm được quy định cho các trường hượp phạm tội có một trong các tình tiết tăng nặng sau:
Có tổ chức;
Có tính chất chuyên nghiệp;
Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
Ngoài ra người phạm tội còn có thể chịu hình phạt bổ sung phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Kể từ 1/7/2019 nhiều Nghị định mới về điều chỉnh mức lương hưu và tăng mức lương cơ sở.
" alt=""/>Doanh nghiệp lừa dối khách hàng bị xử lý như thế nào?Sau đó, Văn phòng Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Nội vụ phối hợp với các bộ ngành liên quan thực hiện việc rà soát, cắt giảm các chứng chỉ bồi dưỡng trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 101/2017/NĐ-CP.
>>> Bộ Nội vụ đề xuất bỏ 87 loại chứng chỉ chức danh nghề nghiệp
Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, chưa có văn bản nào của các bộ, ngành liên quan đến quy định về việc cắt giảm chứng chỉ.
Do đó, nhiều giáo viên băn khoăn có nên tham gia các lớp bồi dưỡng chứng chỉ chức danh nghề nghiệp để được bổ nhiệm và xếp lương theo quy định mới (Chùm thông tư 01, 02, 03, 04) của Bộ GD-ĐT hay không.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Chia sẻ với VietNamNet, cô T.H (giáo viên một trường tiểu học ở huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) cho hay, đầu năm học, sau khi nhận được thông tin từ Phòng GD-ĐT về việc đăng ký học chứng chỉ nhưng tự nguyện không bắt buộc, nhiều người đã rút đơn.
“Nhưng mới đây, ngày 12/10, khi có công văn của Sở GD-ĐT gửi UBND tỉnh Nghệ An nói về yêu cầu chứng chỉ chức danh nghề nghiệp trong việc giữ hạng, thăng hạng và xếp lương, các giáo viên trường tôi lại đăng ký và hôm nay đã đi học lại”, cô T.H nói.
“Giáo viên nhìn nhau, thấy mọi người đi học mà mình không đi thì lo sợ nên rồi lại đăng ký đi học cả”, cô T.H nói và cho biết các giáo viên chấp nhận tự chi trả học phí 2,2 triệu đồng/khóa học.
Bản thân cô T.H hiện đang học chứng chỉ để giữ hạng II theo Thông tư 02 Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp hạng viên chức giảng dạy trong các trường tiểu học công lập.
“Nếu tôi không học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp thì sẽ trở về giáo viên hạng III, không biết sau sửa đổi sẽ ra sao. Tuy nhiên, tôi thấy thực tế chất lượng việc học cũng không quá nhiều, hình thức. Giáo viên thực tế không muốn đi học. Bởi việc dạy đã rất vất vả, vừa dạy trực tiếp, vừa dạy trực tuyến, đẩy tiến độ cho kịp chương trình năm học,... Nhưng giờ thấy người khác đi học mà mình không đi cũng lo lắng”, cô T.H nói.
Cô L.Y, giáo viên một trường THCS ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An cho hay, nghe thông tin về việc cắt giảm chứng chỉ nên mấy tháng nay, cô vẫn chưa đăng ký đi học. Cô L.Y cho biết, hiện trường mình có hơn 25 giáo viên thì 10 người đăng ký đi học.
“Tôi hiện là giáo viên hạng II. Ở thời điểm này, giáo viên chúng tôi đang rất băn khoăn có nên đăng ký đi học hay không. Nếu không đăng ký học, thì liệu có bị xuống hạng hay không?. Chúng tôi rất mong có thông tin sớm, một cách cụ thể”, cô L.Y nói.
Trao đổi với VietNamNet, lãnh đạo Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho hay việc sửa đổi chùm Thông tư 01, 02, 03, 04 về quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp hạng viên chức giảng dạy trong các trường công lập phải chờ Bộ Nội vụ trình Chính phủ sửa Nghị định 101 số 101/2017/NĐ-CP của về việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
Theo vị này, Bộ Nội vụ cũng đã xin ý kiến các thành viên Chính phủ và chắc trong thời gian ngắn sẽ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 101.
“Ngay khi Nghị định 101 được sửa đổi, Bộ GD-ĐT sẽ ban hành ngay các văn bản sửa đổi chùm thông tư 01, 02, 03, 04 ngay”.
Trước đó, lãnh đạo Bộ GD-ĐT khẳng định với đề xuất của Bộ Nội vụ trong báo cáo Thủ tướng Chính phủ thì không phải là sẽ bỏ hết quy định về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên, giảng viên mà là điều chỉnh giảm số lượng chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.
![]() |
Giáo viên mỗi cấp học chỉ còn 1 loại chứng chỉ chức danh nghề nghiệp? |
Hiện Bộ GD-ĐT quy định 20 loại chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp liên quan đến giáo viên. Theo đề xuất của Bộ Nội vụ, ngành giáo dục chỉ giữ lại 7 loại chứng chỉ thay vì 20 loại như hiện nay, giáo viên ở mỗi cấp học sẽ được giảm 2 loại chứng chỉ chức danh nghề nghiệp.
Đông Hà
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ GD-ĐT đề xuất phương án sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan đến việc xếp hạng giáo viên cho phù hợp để giải quyết dứt điểm các vướng mắc, bất cập trong thời gian vừa qua về vấn đề này.
" alt=""/>Bao giờ bỏ chứng chỉ chức danh nghề nghiệp cho giáo viên?Dưới bầu không khí đặc biệt như vậy, dù HLV Kiatisuk tung ra đội hình mạnh, với 3 tuyển thủ vừa trở về từ trận 2-0 của tuyển Việt Nam trước Afghanistan là Văn Toàn, Công Phượng, Văn Thanh, chủ nhà Hải Phòng vẫn nhập cuộc nhanh, chủ động đánh phủ đầu đối thủ.
Thực tế, trái với kỳ vọng của thuyền trưởng người Thái Lan, các ngôi sao của HAGL thi đấu rất mờ nhạt, còn hàng thủ của đội bóng phố Núi chơi như mơ ngủ, liên tiếp mắc sai lầm. Vì vậy, việc Hải Phòng dội mưa gôn vào lưới đội bóng phố Núi là hệ quả tất yếu, với sự vượt trội trên sân do các học trò HLV Chu Đình Nghiêm tạo ra.
Hải Huy là người mở tỷ số trận đấu cho Hải Phòng. Các bàn thắng tiếp theo của đội chủ nhà được ghi do công của Việt Hưng, Trung Hiếu và Thành Đồng.
Đại thắng HAGL 4-0, Hải Phòng tạm vượt lên dẫn đầu sau lượt trận đầu tiên tại cúp Tứ hùng- Sâm Ngọc Linh K5 2022.
Lượt trận thứ 2 Cúp Tứ Hùng lăn bóng ngày 7/6: HAGL vs Hà Nội FC và Hải Phòng vs Viettel.
S.N
Ảnh: N.Đ
" alt=""/>Công Phượng mờ nhạt, HAGL thảm bại trước Hải Phòng